“Tướng tùy tâm chuyển” là quan niệm trong văn hóa Thần truyền, cả trong Phật giáo lẫn Đạo giáo. “Tướng” là bề mặt, là biểu hiện bên ngoài; “tâm” là hoạt động bên trong; “tướng” là hư cấu bất thực, ở trạng thái bị động, là phản ánh ra ngoài của “tâm”; “tâm” thế nào thì “tướng” thế nấy; “tướng” là tuỳ theo “tâm” biến hoá mà biến hoá theo, cũng gọi là “tướng tuỳ tâm chuyển”.. Cũng có thể coi “tâm” là nhân của “tướng”, “tướng” là quả của “tâm”.
1. Tướng tùy tâm chuyển
Suy nghĩ trong lòng đều có thể hiển thị qua tướng, sự biểu hiện bên ngoài đều phản ảnh nội tâm, tâm thiện thì ánh mắt hiền từ, tâm xấu thì ánh mắt hung ác, mặt nhiều nếp cơ nhăn dọc ngang không vất vả thì cũng là người có tâm không tốt.
“Thiên” là chỉ vũ trụ hoặc điều kiện của thế giới tự nhiên mà con người sinh sống. Điều kiện tự nhiên đó thường không giống nhau dẫn đến hoàn cảnh sống khác nhau, như người ở Đài Bắc và Cao Hùng không đồng nhất với nhau, vùng nông thôn và thành thị có hoàn cảnh khác nhau. Vì hoàn cảnh sống khác nhau nên hạnh phúc và mức độ hưởng thụ cuộc sống cũng không thể giống nhau được.
2. Mệnh do trời định
Người thích hành thiện, không hổ thẹn với lương tâm sẽ ăn ngủ tốt, được người xung quanh tôn trọng, tâm tình tốt, sức khỏe tự nhiên tốt, cả đời thuận lợi.
Mệnh tốt không bằng vận tốt, vận tốt chẳng bằng cơ hội tốt, cơ hội chính là “duyên”, sự tổ hợp giữa không gian và thời gian là cơ duyên. Cho nên con người cần phải biết nắm lấy và vận dụng như thế nào cho hợp lý. Người “tri thiên mệnh” chính là có thể hiểu và nắm bắt được cơ duyên. Vậy khi nào và vị trí nào thi cơ duyên diễn ra, đây chính là mục đích để chúng ta nghiên cứu mệnh lý.
Biết thiên mệnh chẳng bằng, việc hiểu rõ bản thân mình, đây chính là điểm quan trọng. Thân nặng hơn mệnh mà vận lại nặng hơn thân. Mệnh là Tiên thiên, thân thuộc vào Hậu thiên. Từ xa xưa con người sống trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội đều khó tránh khỏi quy luật: Trường sinh, mộc dục, quan đới, lâm quan, đế vượng, suy, bệnh, tử, mộ, tuyệt, thai, dưỡng.
〉〉 Xem thêm: Vì sao sức khỏe là vốn quý?