Mâm cỗ cúng ông Táo đầy đủ ba miền năm 2023 gồm có những gì?

Lễ cúng Táo quân vào 23 tháng chạp mở đầu cái Tết lớn nhất năm, người người nhà nhà không thể quên chuẩn bị mâm cỗ tươm tất cùng văn khấn ông Công ông Táo để tiễn đưa ông Táo Quân về chầu trời. Tuy nhiên, không nhiều gia đình hiểu hết là làm đúng theo nghi lễ dẫn tới nhiều hệ quả ngoài ý muốn. Dưới đây là mâm cúng ông Công ông Táo chuẩn nhất, đầy đủ nhất cho 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Theo quan niệm dân gian, lễ cúng ông Công ông Táo phải diễn ra trước trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Tùy theo mỗi vùng miền mà có cách chuẩn bị khác nhau. Ở miền Bắc, mâm cỗ được chuẩn bị kỹ càng với các món ăn truyền thống cùng với cá chép. Người dân miền Trung thì thường cúng một con ngựa bằng giấy với yên cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì chỉ cúng với mũ áo và đôi hia bằng giấy và vào buổi đêm từ 20 – 23h ngày 23.

Bài viết giới thiệu mâm cỗ cúng Táo quân của người dân ba miền. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình, cơ bản với các món truyền thống như xôi gấc, bánh chưng, nem rán, gà luộc, giò lụa, canh miến nấu lòng gà,

1. Mâm cỗ cúng Ông Công Ông Táo miền Bắc

+ Một mâm cơm với các món ngon như thịt mồi, giò, chả nem, bánh chưng, canh măng miến, xào thập cẩm, xôi gấc, hoa quả, trầu cau, rượu chè, gạo, muối… và hoa tươi.

+ Bộ đồ mã cho các Táo, thường là bộ 3 mũ (1 mũ cho Táo bà, 2 mũ cho Táo ông), mũ Táo ông có cánh chuồn, có mũ Táo bà thì không có, 3 đôi hia và một số vàng thoi, có thể kèm thêm những con cá chép giấy… tất cả sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

+ 3 con cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý “cá chép hoá rồng” đưa Táo về trời. Sau khi cúng xong thì gia chủ đem cá thả xuống ao hồ, sông suối gần nhà.

Bánh chưng có hình vuông vắn tượng trưng cho đất. Các nguyên liệu được nấu cũng rất gần gũi với bên ngoài là lá dong, bên trong là gạo nếp và nhân đậu xanh, hành, thịt lợn.

Xôi gấc với màu đỏ tươi sáng như vầng dương có ý nghĩa mang lại sự cát tường, thịnh vượng.

Gà luộc luôn có trong mâm cỗ miền Bắc bởi từ tích xưa ”gà gọi mặt trời” có ý nghĩa biểu trưng con gà có sức mạnh siêu phàm có khả năng kết giao, điều khiển đất trời. Hơn nữa, trong 12 con giáp, gà là biểu tượng cho sự cương trực, mạnh mẽ.

 

Nem rán là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Bắc. Với lớp vỏ giòn rụm, nhân ngọt thơm bởi sự hòa quyện tròn trịa các nguyên liệu thịt, trứng, mộc nhĩ, củ đậu… rất hấp dẫn.

 

Ngày nay, nhiều gia đình hiện đại đã giản lược hoặc thay đổi một số món ăn trên mâm cúng ông Táo để phù hợp với khẩu vị cũng như tiết kiệm thời gian chuẩn bị. Nhưng những món ăn truyền thống như bánh chưng, gà luộc, nem rán,… vẫn không thể thiếu trên mâm cỗ ngày Tết nói chung và mâm cỗ cúng ông Công ông Táo nói riêng

2. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo người miền Trung

Người miền Trung cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp rất trọng thể. Việc đầu tiên là phải thay cát mới trong lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.

Mâm cúng ông táo 3 miền gồm những gì?

Mâm cúng ông Táo của người miền Trung không có áo mũ vàng mã cho các Táo như miền Bắc, nhưng người miền Trung thường dâng lên một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ, đốt vàng mã ngoài ra còn dâng cúng nhiều lễ vật khác.

Sau khi cúng xong ông Táo thì gia chủ sẽ đưa tượng 3 Táo quân cũ tiễn khỏi bàn thờ bếp và đặt cạnh các am miếu ở đầu xóm hay ở dưới gốc cây cổ thụ ngã ba đường. Sau đó lại rước tượng 3 Táo quân mới đặt lại lên bàn thờ để bắt đầu một năm mới.

Ở Huế nhiều gia đình còn dựng cây nêu trước sân nhà trong sáng 23. Lễ cúng ông Táo vào chiều 30 Tết, họ lại rước thần về và sáng ngày mùng 1 Tết an vị ông Táo mới.

3. Mâm cô cúng ông Công ông Táo của người miền Nam

Người miền Nam thường cúng ông Táo vào buổi đêm khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp, đây là thời điểm đã xong việc bếp núc không còn nấu nướng để tránh làm phiền các táo.

Mâm cúng ông táo 3 miền gồm những gì?

Mâm cúng ông Táo ngày 23 tháng chạp của người Nam bộ, ngoài những món chủ đạo như: Nem, giò, bánh chưng, hành muối, gà luộc… người miền Nam có thêm một đĩa đậu phộng, kẹo vừng đen (kẹo thèo lèo) và một bộ “cò bay, ngựa chạy” (cò bay, ngựa chạy là hình con cò và con ngựa cắt bằng giấy, không phải áo mũ có khung tre cầu kỳ như miền Bắc)

Tết Ông Công Ông Táo trong Nam không có tục trút lư nhang để thay cọng nhang, không mua cá chép thả trong chậu rồi thả sông, không hóa vàng áo mũ thờ, vì không thờ áo mũ. Một số nơi còn nấu thêm chè xôi hoặc nếu không thì chỉ là mâm trái cây đơn giản để cúng Táo quân.

Sau khi làm lễ cúng ông Táo ngày 23 tháng Chạp về chầu trời bằng cá chép, thì ngày 30 Tết, Táo Quân sẽ quay lại trần gian, nếu năm đó tháng Chạp chỉ có 29 ngày thì ông Táo sẽ trở về trước đêm giao thừa để tiếp tục công việc chăm lo bếp lúc và định phúc cho gia chủ trong năm mới.

Vì vậy, thông thường vào trưa hoặc chiều ngày 30 Tết, các gia đình làm mâm cơm cúng Tất niên cúng chư vị thần linh và tổ tiên thì cũng đồng thời cung đón ông Táo an vị để đón năm mới cùng gia đình, ngưỡng mong các vị thần phù hộ độ chì cho gia đình một năm mới sung túc, an lành, hạnh phúc.

 

  • Tag:
    Bài viết khác

    Cung phu thê vô chính diệu người đó sẽ không có vợ có chồng hay sao? Nói chuyện đẩu số đấy cung vô chính diệu

    1, cung mệnh cung vô chính diệu người bình thường thì tốt hơn nói chuyện, tính cách hiền hoà. 2, cung vô chính diệu cũng không phải là không có. Tỉ như nói, cung phu thê cung vô chính diệu không phải nói không có lão bà ( hình ). 3, cung vô chính diệu […]

    Vì sao nhiều người không học được Bát tự?

    Vì sao nhiều người không học được Bát tự? Không ít người học bát tự học rất nhiều năm, cầm qua bát tự tới vẫn là thực khó khăn. Nguyên nhân là gì? Chiêu số đi nhầm, càng chạy cách mục tiêu càng xa; có ít người chiêu số là đi đúng, lại không thể […]

    Các cách cục phát tài ở Cung Tài

    Những cách cục phát tài ở cung Tài điển hình Những cách cục nổi tiếng về tài sản và nổi tiếng về tiền như Song Lộc Cách Vũ Phủ đồng cung Lộc Mã giao trì Hỏa Tham tương phùng Thái Âm cư Hợi Cự Môn điền trạch Tài cư tài vị Cự Cơ Mão Dậu. […]

    mail zalo facebook
    0914 599 687